Chơi thể thao việc gặp chấn thương là điều không thể tránh khỏi khi hoạt động cường lực đột ngột. Với 3 loại chấn thương thể thao thường gặp dưới đây, LSG Diamond Class sẽ đưa ra những nguyên nhân và các biện pháp để giảm thiểu chấn thương hiệu quả.
Chấn thương thể thao là những tổn thương xảy ra ở một hoặc nhiều bộ phận trên cơ thể, thường liên quan đến hệ thống xương, khớp, cơ và các mô mềm khác, trong quá trình luyện tập hoặc thi đấu thể thao.
Chấn thương thể thao có thể được chia ra thành chấn thương kín và chấn thương hở, tùy thuộc vào sự phá vỡ của các tiểu mô. Trong thể thao do quá trình tập luyện thường xuyên và liên tục nên tỷ lệ xảy ra chấn thương kín cao hơn và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho vận động viên.
Việc chấn thương thể thao xảy ra trong quá trình tập, rèn luyện thể thao do nhiều yếu tố tác động đến. Dưới đây là một số nguyên nhân chấn thương thể thao phổ biến hiện nay:
Mỗi loại thể thao đều có những chấn thương riêng và ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của người chơi, dưới đây là những loại chấn thương thể thao và dấu hiệu nhận biết.
Golf là một bộ môn thể thao mà người chơi sử dụng nhiều loại gậy để đánh bóng vào một lỗ nhỏ trên sân golf sao cho số lần đánh càng ít càng tốt. Tuy nhiên việc khởi động, thực hiện các động tác không đúng kỹ thuật sẽ tiềm ẩn nhiều chấn thương khi tập.
Đau lưng: Với những cú swing cần lực dồn đều và mạnh vào các khớp tay, cân, tư thế cong người khi chơi trong thời gian dài sẽ tạo áp lực lớn lên cột sống và cơ lưng, dẫn đến co cứng và đau. Tư thế không đúng khi đánh bóng cũng gây áp lực lên cột sống.
Chấn thương hông: Cơ hông rất dễ bị chấn thương do các chuyển động xoay vặn liên tục khi chơi golf.
Chấn thương cổ tay: Cổ tay phải chịu áp lực lớn khi đánh bóng, dễ bị viêm gân hoặc bong gân.
Chấn thương bàn chân: Chấn thương bàn chân thường xảy ra do đứng lâu hoặc di chuyển trên địa hình không bằng phẳng.
Chấn thương cổ: Phần cổ gặp chấn thương do những người mới bắt đầu chơi golf khi chưa quen với động tác xoay vặn đột ngột.
Đau đầu gối: Khi thực hiện cú swing, đầu gối phải chịu áp lực lớn để giữ thăng bằng cho trục xoay của hông. Lực tác động liên tục có thể làm tổn thương dây chằng. Vì vậy đầu gối dễ bị căng và đau. Khi lực ở cường độ mạnh không ngừng tác động lên khớp gối sẽ làm khu vực này bị tổn thương. Chấn thương ở đầu gối xảy ra phổ biến hơn từ sự kết hợp nhịp nhàng của toàn cơ thể khi thực hiện cú backswing và lấy đà phát banh.
Khi chơi golf, việc gặp phải chấn thương nhất định là điều không quá hiếm. Để phát hiện sớm và có biện pháp xử lý kjp thời, cần để ý các vấn đề như:
Đau: Đau nhức mỏi là vấn đề xảy ra ở rất nhiều bộ môn nếu như người chơi mới quay lại tập luyện. Đau có thể xuất hiện ngay lập tức hoặc vài giờ sau khi chơi và có thể tăng dần theo thời gian.
Sưng: Với những vùng bị tổn thương do va đập có thể sưng lên, đỏ và nóng.
Mất khả năng vận động: Khi đứng lên hay ngồi xuống bạn sẽ thấy khó khăn hoặc không thể thực hiện các động tác như xoay người, vung gậy hoặc thậm chí đi lại.
Cảm giác yếu ớt: Khi các cơ bắp xung quanh vùng bị tổn thương có thể cảm thấy yếu hoặc tê bì.
Bóng đá là một môn quen thuộc, phổ biến và mang lại niềm vui nhưng cũng tiềm ẩn rất nhiều chấn thương trực tiếp ngay cả trong quá trình chơi. Các va chạm mạnh, thay đổi hướng đột ngột hoặc tập luyện quá sức đều có thể dẫn đến những tổn thương ở các bộ phận khác nhau trên cơ thể.
Bong gân mắt cá chân: Tình trạng này xảy ra khi dây chằng ở khớp bị giãn hoặc rách do va chạm mạnh, vận động quá sức, thường xảy ra do các pha tiếp đất không đúng cách hoặc va chạm.
Nứt hay rạn xương: Thường do chịu lực lớn từ cường độ tập luyện nặng.
Chấn thương cơ đùi sau: Chấn thương gây ra bởi sự co nhanh hoặc lực căng quá mạnh của các nhóm cơ này.
Rách cơ bắp: Cơ bắp đùi sau, bắp chân là những vùng thường bị rách do các pha tăng tốc, giảm tốc đột ngột hoặc thay đổi hướng đột ngột.
Chấn thương đầu gối: Bao gồm rách dây chằng chéo trước, rách sụn chêm, viêm bao hoạt dịch,...
Gãy xương: Thường xảy ra ở các xương bàn chân, mắt cá chân, cẳng chân,...
Hoặc các chấn thương khác: chấn thương đầu, chấn thương vai, nặng nhất là đứt dây chằng,...
Nguyên nhân gây ra các chấn thương này do việc va chạm trong các pha tranh bóng quyết liệt; những động tác như rê bóng, sút bóng hoặc nhảy,... nếu thực hiện không đúng cách có thể gây tổn thương cho khớp và cơ.
Chạy bộ là một hình thức tập luyện phổ biến và hiệu quả để cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên, nếu không chú ý đến kỹ thuật và quá trình tập luyện, bạn có thể gặp phải một số chấn thương không mong muốn như:
Viêm gân Achilles: Gây đau ở gót chân, đặc biệt khi bắt đầu chạy hoặc sau khi chạy một quãng đường dài.
Gãy xương do mỏi: Các vết nứt nhỏ trên xương, thường xảy ra ở xương chày hoặc xương metatarsal.
Bong dây chằng cổ chân: Do tiếp đất không đúng cách hoặc xoay cổ chân đột ngột.
Chuột rút: Đây là hiện tượng co thắt cơ đột ngột, gây đau mạnh và làm người bị thương không thể cử động tiếp. Mọi bắp thịt trên cơ thể đều có thể bị chuột rút, thường xảy ra ở cẳng chân, đùi, bàn tay, bàn chân và cơ bụng.
Chơi thể thao là một cách tuyệt vời để giữ gìn sức khỏe và tinh thần. Tuy nhiên, nếu không chú ý, bạn có thể gặp phải những chấn thương không mong muốn xảy ra. Dưới đây là một số biện pháp phòng tránh giúp bạn giảm nguy cơ chấn thương khi chơi thể thao.
Trước khi tập luyện:
Trong khi tập luyện:
Sau khi tập luyện:
Chấn thương khi chơi thể thao là điều không thể tránh khỏi trong quá trình tập luyện và thi đấu. Các biện pháp mà LSG Diamond Class kể trên, bằng cách tuân thủ những nguyên tắc trên, bạn có thể giảm thiểu đáng kể nguy cơ chấn thương và tận hưởng niềm vui khi chơi thể thao.
Tập thử miễn phí với HLV của LSG tại địa điểm
và khung giờ mong muốn của bạn!